Da nổi mẩn khi điều trị ung thư cách xử trí thế nào?
Da nổi mẩn khi điều trị ung thư
========
Gần đây, nhiều bệnh nhân ung thư có thể sống lâu hơn và có chất lượng sống tốt hơn nhờ các trị liệu nhắm đích (Targeted Therapy), nhưng bù lại, họ lại có thêm các bệnh về da và khớp, đặc biệt là viêm da trong lúc chữa trị ung thư.
Bài viết này nói về trị liệu trúng đích, tác dụng phụ, hướng dẫn cách chăm sóc viêm da cơ địa do tác dụng phụ của uống ung thư.
1. Trị liệu nhắm đích là gì?
Liệu pháp nhắm đích là một trong những cách điều trị quan trọng trong ung thư, nhắm vào sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư bằng cách tấn công và ngăn chặn các gen/protein của tế bào ung thư. Trị liệu nhắm đích chữa ung thư là cách trị liệu mới (tốn rất nhiều tiền), thông minh hơn bằng cách tìm kiếm và nhắm vào tế bào ung thư. Vì "có nhắm một mục tiêu" rõ ràng nên liệu pháp này được gọi là trị liệu nhắm đích. Hiện nay, cục quản lý Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận nhiều loại thuốc nhắm đích trong các ung thư thường gặp như: ung thư phổi, ung thư vú, ung thư ruột, hay ung thư tuyến tiền liệt.
Các liệu pháp nhắm đích giúp chữa trị ung thư bằng cách
# Giúp hệ miễn dịch tìm ra và tiêu diệt tế bào ung thư: thông thường, các tế bào ung thư có khả năng "ẩn nấp" trước hệ tự miễn. Liệu pháp trúng đích có thể tìm ra và gắn các "đánh dấu" tế bào ung thư, giúp hệ miễn dịch tìm ra và tiêu diệt các tế bào này.
# Ngăn chặn tế bào ung thư phát triển: Các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể thường chỉ phân chia thành tế bào mới khi chúng nhận được tín hiệu từ bên ngoài. Tế bào ung thư có những protein trên bề mặt tế bào thay đổi, khiến tế bào phân chia ngay cả khi không nhận tín hiệu từ cơ thể (gây ra ung thư). Một số liệu pháp nhắm trúng đích can thiệp và ngăn chặn những protein này, ngăn chặn sự phân chia tế bào ung thư, từ đó, giảm sự sinh trưởng không kiểm soát của khối ung thư
# Giảm tăng phát triển mạch máu khối u: các khối ung thư thường có nhiều mạch máu để đáp ứng các nhu cầu về oxygen và dinh dưỡng. Liệu pháp nhắm đích hạn thế tạo ra mạch máu mới, làm giảm và ngăn chặn dòng máu nuôi khối u, từ đó giảm tăng sinh khối u, thu nhỏ kích thước khối u
# Kết hợp với hoá trị tiêu diệt tế bào ung thư: Một số kháng thể dòng đơn kết hợp thuốc hóa trị bằng cách bám vào bề mặt tế bào ung thư, "đánh dấu" chúng, các thuốc hóa chất sẽ tiêu diệt tế bào ung thư. Các tế bào khỏe mạnh, không phải mục tiêu sẽ không bị ảnh hưởng bởi trị liệu này.
Trị liệu nhắm đích có thể được sử dụng một mình hay kết hợp với hóa trị, xạ trị làm tăng hiệu quả điều trị bệnh ung thư.
2. Tuy hiệu quả, nhưng các loại thuốc trị liệu nhắm đích thường gây biến chứng:
Thông dụng nhất là những bệnh và có triệu chứng liên quan đến hệ tự miễn như:
- Da nổi mẩn, ngứa, đỏ, rát
- Đau nhức khớp, đau nhức toàn thân
- Mệt mỏi
- Tiêu chảy, chậm lành vết thương
- Viêm niêm mạch
3. Bệnh nhân không nên tự ý ngưng thuốc trị ung thư
Quan trọng nhất là bệnh nhân không nên tự ý ngưng thuốc ung thư (thuốc trị liệu nhắm đích) và nên tuân thủ phác đồ điều trị. Một số bệnh nhân tự ý ngưng thuốc trị liệu trúng đích do không chịu nổi tác dụng phụ hay nghe lời người khác. Bệnh nhân cần thảo luận với BS điều trị về các tác dụng phụ hay các triệu chứng mới khi dùng thuốc.
Đôi khi, một số bệnh về da không hề liên quan đến trị liệu nhắm đích, chỉ đơn giản là trùng hợp. Vì vậy, bệnh nhân cần theo dõi kỹ và mô tả kỹ các triệu chứng.
4. Cách chăm sóc viêm da khi chữa trị ung thư
- Các loại thuốc trị ung thư thường gây ra viêm da là afatinib (Gilotrif), cetuximab (Erbitux), erlotinib (Thuốc Erlonat), gefitinib (Iressa, Thuốc Geftinat), osimertinib (Thuốc Tagrix, Thuốc Osimert, Thuốc Osicent), panitumumab (Vectibix), Sorafenib (Nexavar, Thuốc Sorafenat), và sunitinib (Sutent)
Hình minh họa viêm da của hai bệnh nhân của tôi khi điều trị ung thư phổi bằng Erlotinib và trị ung thư gan nguyên phát bằng Sorafenib
Để trị viêm da do trị liệu ung thư, quý vị nên
- chăm sóc da tốt tránh nắng, dùng kem chống nắng có SPF>30, đội nón rộng vành
- dùng xà bông loại nhẹ, tránh mùi nặng, tránh tắm nước nóng lâu và tránh các chất kích thích như nước hoa nặng mùi
- dùng kem giữ ẩm thường xuyên, thường là loại tránh dị ứng (hypoallergenic moisturizer). Một số loại kem giữ ẩm tôi hay giới thiệu là Vanicream, Aveeno, CeraVe, Cetaphil, và Eucerin
- tránh uống rượu hay chất kính thích
- tránh dùng kem trị mụn có chất Retinoid vì có thể làm da quý vị thêm khô
# BS có thể kê toa kem trị ngứa cho quý vị (Steroid cream hay Tacrolimus). Trong trường hợp viêm da nặng, đôi khi BS sẽ cho quý vị uống Prednisone thuốc viên kết hợp với kem xức
# BS cũng có thể cho quý vị thuốc trụ sinh trong trường hợp viêm da có nhiễm trùng. Nếu vùng da có mủ hay nhiễm trùng, quý vị nên gặp BS càng sớm càng tốt vì BS có thể cần cấy mủ lấy vi sinh để trị liệu thích hợp
# Trong trường hợp bệnh viêm da tay chân do Sorafenib, quý vị có thể dùng kem có Urea (Carmol 20/40) hay kem salicylic acid để giảm các triệu chứng
# Nếu bị ngứa, BS có thể cho quý vị dùng thuốc antihistamine như cetirizine or diphenhydramine.
- Quý vị hạn chế dùng vớ chật, và mang giày thoải mái
- Quý vị nhớ hạn chế chấn thương, đi đứng cẩn thận vì các tổn thương và da và khớp có thể khó chữa hơn khi đang dùng thuốc ung thư
Thuốc bôi Reconval K1 làm giảm các tác dụng phụ của thuốc đích
Tác giả bài viết: Bác sĩ Wynn Tran
President/CEO tại Wynn Medical Center
President/CEO tại VietMD.Net
Từng làm Postdoc Fellow in Rheumatology tại Keck Medicine of USC
Từng làm Resident Physician in Internal Medicine tại Saint Joseph Mercy Health System
Từng làm Resident Physician in Radiology tại University of Florida College of Medicine
Từng làm Internship (medicine) tại Columbia University Vagelos College of Physicians and Surgeons
Học Medicine and Surgrey tại University at Buffalo
Học Dermatology tại Cardiff University
Học Biomed tại Grand Valley State University
Học Architecture tại University of Michigan
Tham khảo thêm các bài viết liên quan:
>>>Thuốc đích trong điều trị ung thư phổi, ung thư gan
>>>Cách xử lý rụng tóc khi điều trị ung thư