Đăng nhập
Danh mục sản phẩm
Sản phẩm tiêu biểu
Sản phẩm nổi bật
-
Thuốc LuciElace Elacestrant 86mg giá bao nhiêu?
Hotline 0869966606 -
Thuốc Regoget Regorafenib 40mg giá bao nhiêu mua ở đâu?
Hotline 0869966606 -
Thuốc LuciCapiva Capivasertib 160mg giá bao nhiêu mua ở đâu?
Hotline 0869966606 -
Thuốc Lucivos Ivosidenib 250mg giá bao nhiêu?
0đ -
Thuốc Dupixent Dupilumab 300mg giá bao nhiêu
17.000.000đ 15.000.000đ
Fanpage
Bệnh viêm gan, hay những bệnh lý về gan các giai đoạn phát triển của bệnh và nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng và cơ cấu khẩu phần ăn mỗi ngày trong hỗ trợ điều trị bệnh tương ứng.
Chế độ dinh dưỡng trong hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân gan (trưởng thành) viêm gan cấp và mãn tính nhằm ba mục tiêu như sau:
– Nương nhẹ chức năng gan
– Tạo điều kiện để tái tạo tổ chức gan
– Ngăn ngừa sự hủy hoại thêm của tế bào gan
Gan là một tạng lớn nhất trong cơ thể người, có trọng lượng từ 1500 – 2300g, chia làm 2 phần là gan phải và gan trái. Nó vừa là một tuyến nội tiết tham gia nhiều chức chức năng quan trọng như điều hòa đường máu và chống độc vừa là một tuyến ngoại tiết – tiết ra mật. Túi mật là nơi cô đặc và lưu trữ mật, túi mật có hình quả lê với kích thước khoảng 8 x 3 cm gồm 3 phần đáy, thân và cổ túi mật.
Cấu tạo chức năng gan – mật
Viêm gan là tình trạng tổn thương tế bào gan. Viêm gan thường có các rối loạn tiêu hóa như: sốt, nôn mửa, biếng ăn, phân lỏng. Nguyên nhân hay gặp nhất là do virus, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như do rượu, bia, do một số thuốc hoặc hóa chất. Viêm gan có thể kèm theo các triệu chứng như: vàng da hoặc không vàng da và thường kèm theo các rối loạn khác của bộ máy tiêu hóa. Sự tiến triển của viêm gan rất thay đổi, có khi khỏi hẳn rất nhanh nhưng cũng có khi tiến triển dẫn tới xơ gan hoặc trở thành mạn tính (viêm gan kéo dài từ trên 6 tháng đến nhiều năm được coi là viêm gan mạn tính).
Viêm gan chia thành 2 giai đoạn:
- Viêm gan cấp tính: Giai đoạn đầu và giai đoạn tiếp theo
- Viêm gan mãn tính
Thời kỳ này bệnh nhân có thể sốt, nôn mửa, đau nhức hoặc biếng ăn. Vì gan vẫn phải làm việc khi tế bào gan bị tổn thương do đó phải áp dụng chế độ nương nhẹ gan và nương nhẹ dạ dày, ruột.
Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân gan như sau:
- Năng lượng: 25Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày. Chủ yếu cung cấp năng lượng bằng đường đơn (truyền glucose, acid amin, uống nước đường, nước hoa quả, sữa tươi, nước cơm, nước cháo…). Khi sốt đã giảm, lượng nước tiểu tăng lên, áp dụng chế độ dinh dưỡng sữa với khoảng 1000calo (1000 – 1500ml sữa)/ngày. Sữa là một loại thức ăn tốt nhất cho bệnh nhân gan vì nó không có nhiều cặn bã, không độc mà còn có khả năng chống độc, lợi tiểu, có thể dùng sữa tách bơ hoặc sữa đã rút kem pha thêm đường hoặc dùng các sản phẩm dinh dưỡng khác như: sữa Fohepta dinh dưỡng dành riêng cho bệnh nhân gan, sữa Ensure, Aminileban,....
- Bổ sung Protid: 0,4 – 0,6g/kg so với cân nặng hiệi tại/ngày, dùng protid có giá trị sinh học cao.
- Lipid: 10 – 15% tổng năng lượng. Axid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đối chiếm 1/3 và axid béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid.
- Cung cấp đủ vitamin và chất khoáng theo nhu cầu
- Cung cấp đủ số bữa ăn: 6 – 8 bữa/ngày.
Cơ cấu khẩu phần/ngày nên như sau:
- Năng lượng E (kcal): 1300 – 1400
- Protid (g): 20 – 30
- Lipid (g): 15 – 20
- Glucid(g): 250 – 280
- Nước (lít): 2 – 2,5
b. Giai đoạn tiếp theo:
Cuối giai đoạn cấp tính này có thể cho bệnh nhân ăn thêm các loại ngũ cốc dưới dạng bột, cháo và khi đã hết sốt áp dụng chế độ dinh dưỡng có nhiều protid và nhiều methionin như sữa tách bơ, thịt nạc, cá nạc cùng cới tăng cường calo, tăng cường chất bột.
Nguyên tắc:
- Năng lượng: 30Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày.
- Protid: 0,8 – 1kg/cân nặng hiện tại/ngày. Tỷ lệ protid động vật/tổng số: > 50%.
- Lipid: 10 – 15% tổng năng lượng. Axid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axit béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid.
- Đủ vitamin, chất khoáng và nước
- Không dùng thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng
- Số bữa ăn: 4-6 bữa/ ngày
Cơ cấu khẩu phần/ ngày nên như sau:
- Năng lượng (kcal): 1500-1700
- Protid (g): 40-55
- Lipid (g): 17-28
- Glucid (g): 280- 330
- Nước (lít): 2-2,5
Chế độ dinh dưỡng cần chú ý đến những điểm sau:
- Thức ăn phải tươi, tránh để lâu, không nên nấu nướng cầu kỳ
- Không nên dùng những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng
- Nên ăn nhiều bữa để hấp thu tốt hơn, chú ý dùng chế độ dinh dưỡng nương nhẹ cả gan lẫn dạ dày và ruột
- Nên ăn nhiều thịt nạc nhưng tránh ăn thịt súc vật non vì có chứa nhiều nucleoprotid
- Nên uống nhiều sữa, trứng ăn vừa phải và chỉ nên dùng trứng tươi
- Các chất béo chỉ nên dùng ít và dùng dạng dầu thực vật, tránh dùng mỡ động vật
- Tăng cường bổ sung chất đường, mật, bột ngũ cốc
- Bổ sung rau quả loại tươi, mềm, ít xơ, nhiều ngọt
- Không nên dùng gia vị, rượu, bia, chất kích thích…
Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng:
- Năng lượng: 35Kcal/kg cân nặng hiện tại/ ngày
- Proid: 1-1,5g/kg cân nặng hiện tại/ ngày
- Lipid: 15-20% tổng năng lượng. Axít béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiến 1/3 và axít béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid
- Cung cấp đủ vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B, K) và muối khoáng.
- Uống nước: 1,5- 2lít/ngày
- Chia bữa ăn thành: 3-4 bữa/ ngày
Cơ cấu khẩu phần/ ngày nên như sau:
- Năng lượng (kcal): 1800-1900
- Protid (g): 50- 75
- Lipid (g): 30-40
- Glucid (g): 310- 340
- Nước (lít): 1,5- 2
DƯỚI DÂY LÀ MỘT SỐ THỰC ĐƠN CHO BỆNH NHÂN GAN
- Sáng: Bún thịt bò (bún 200g, thịt bò 30g), quả chín: 100g
- Trưa: cơm 2 lưng bát (100g gạo), thịt nạc viên hấp 60g, canh bí 200g, nước cam 200ml
- Chiều: cơm 2 lưng bát (100g gạo), thịt bò xào rau cải (thịt bò 40g, rau cải 200g, dầu ăn 5ml), đu đủ 100g
- Tối: sữa tươi 200ml
Mẫu 2: Năng lượng 1770 Kcal, Protid: 82g, Lipid: 31g, Glucid: 288g
- Sáng: cháo thịt (gạo tẻ 30g, thịt nạc 30g), quả chín 100g
- Trưa: cơm 2 bát, thịt bò xào thập cẩm (thịt bò 50g, hành tây 20g, mộc nhĩ 5g, tỏi tây- cà rốt 30g, đậu cô ve 20g), canh cải 1 bát
- Chiều: cơm 2 bát, đậu sốt cà chua (đậu phụ 100g, cà chua 50g), tôm rang 50g, canh rau 200g, quả chín 100g
- Tối: sữa 200ml
Mẫu 3: Năng lượng 2100 Kcal, Protid: 86g, Lipid: 44g, Glucid: 347g
- 7h sáng: Bánh mì trứng (bánh mì 1 cái, trứng gà 1 quả, dầu ăn 5ml), quả chín 100g
- 9h: 1 cốc chè đỗ đen (đỗ đen 20g, đường kính 20g, bột đao 5g)
- 11h: cơm 2 bát, thịt rim 50g, canh bí xanh tôm nõn (bí xanh 200g, tôm nõn 10g, dầu ăn 3ml), quả chín 200g
- 15h: 1 hộp sữa nước 200ml
- 17h: cơm 2 bát, thịt gà rang 80g, rau muống luộc 200g, quả chín 200g.
Sữa là thực phẩm hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhân gan, với thành phần dinh dưỡng cân đối, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng cùng các vitamin và khoáng chất cần thiết hỗ trợ và khôi phục chức năng gan.
Sữa bột là loại thức ăn tốt cho người bị bệnh gan, không chứa cặn bã, không chứa độc tố, mặt khác sữa cho bệnh nhân gan còn giúp thải độc rất tốt, bảo vệ chức năng gan một cách tốt nhất.
Đối với những trường hợp bệnh nhân ăn uống kém sữa chuyên biệt cho bệnh nhân gan là lựa chọn hàng đầu đáng tin cậy. Cung cấp đủ năng lượng cho bệnh nhân mà vẫn đảm bảo khẩu phần ăn riêng cho bệnh nhân gan.
Dinh dưỡng cho bệnh nhân gan là rất quan trọng nó góp phần phục hồi và bảo vệ chức năng gan một cách hiệu quả nhất.
Để được tư vấn miễn phí về dinh dưỡng cho bệnh nhân gan vui lòng liên hệ DSĐH ĐỖ THẾ NGHĨA - SĐT 0906297798
Chế độ dinh dưỡng trong hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân gan (trưởng thành) viêm gan cấp và mãn tính nhằm ba mục tiêu như sau:
– Nương nhẹ chức năng gan
– Tạo điều kiện để tái tạo tổ chức gan
– Ngăn ngừa sự hủy hoại thêm của tế bào gan
Gan là một tạng lớn nhất trong cơ thể người, có trọng lượng từ 1500 – 2300g, chia làm 2 phần là gan phải và gan trái. Nó vừa là một tuyến nội tiết tham gia nhiều chức chức năng quan trọng như điều hòa đường máu và chống độc vừa là một tuyến ngoại tiết – tiết ra mật. Túi mật là nơi cô đặc và lưu trữ mật, túi mật có hình quả lê với kích thước khoảng 8 x 3 cm gồm 3 phần đáy, thân và cổ túi mật.
Cấu tạo chức năng gan – mật
Viêm gan là tình trạng tổn thương tế bào gan. Viêm gan thường có các rối loạn tiêu hóa như: sốt, nôn mửa, biếng ăn, phân lỏng. Nguyên nhân hay gặp nhất là do virus, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như do rượu, bia, do một số thuốc hoặc hóa chất. Viêm gan có thể kèm theo các triệu chứng như: vàng da hoặc không vàng da và thường kèm theo các rối loạn khác của bộ máy tiêu hóa. Sự tiến triển của viêm gan rất thay đổi, có khi khỏi hẳn rất nhanh nhưng cũng có khi tiến triển dẫn tới xơ gan hoặc trở thành mạn tính (viêm gan kéo dài từ trên 6 tháng đến nhiều năm được coi là viêm gan mạn tính).
Viêm gan chia thành 2 giai đoạn:
- Viêm gan cấp tính: Giai đoạn đầu và giai đoạn tiếp theo
- Viêm gan mãn tính
1. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân gan:
a. Giai đoạn đầu:Thời kỳ này bệnh nhân có thể sốt, nôn mửa, đau nhức hoặc biếng ăn. Vì gan vẫn phải làm việc khi tế bào gan bị tổn thương do đó phải áp dụng chế độ nương nhẹ gan và nương nhẹ dạ dày, ruột.
Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân gan như sau:
- Năng lượng: 25Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày. Chủ yếu cung cấp năng lượng bằng đường đơn (truyền glucose, acid amin, uống nước đường, nước hoa quả, sữa tươi, nước cơm, nước cháo…). Khi sốt đã giảm, lượng nước tiểu tăng lên, áp dụng chế độ dinh dưỡng sữa với khoảng 1000calo (1000 – 1500ml sữa)/ngày. Sữa là một loại thức ăn tốt nhất cho bệnh nhân gan vì nó không có nhiều cặn bã, không độc mà còn có khả năng chống độc, lợi tiểu, có thể dùng sữa tách bơ hoặc sữa đã rút kem pha thêm đường hoặc dùng các sản phẩm dinh dưỡng khác như: sữa Fohepta dinh dưỡng dành riêng cho bệnh nhân gan, sữa Ensure, Aminileban,....
- Bổ sung Protid: 0,4 – 0,6g/kg so với cân nặng hiệi tại/ngày, dùng protid có giá trị sinh học cao.
- Lipid: 10 – 15% tổng năng lượng. Axid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đối chiếm 1/3 và axid béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid.
- Cung cấp đủ vitamin và chất khoáng theo nhu cầu
- Cung cấp đủ số bữa ăn: 6 – 8 bữa/ngày.
Cơ cấu khẩu phần/ngày nên như sau:
- Năng lượng E (kcal): 1300 – 1400
- Protid (g): 20 – 30
- Lipid (g): 15 – 20
- Glucid(g): 250 – 280
- Nước (lít): 2 – 2,5
b. Giai đoạn tiếp theo:
Cuối giai đoạn cấp tính này có thể cho bệnh nhân ăn thêm các loại ngũ cốc dưới dạng bột, cháo và khi đã hết sốt áp dụng chế độ dinh dưỡng có nhiều protid và nhiều methionin như sữa tách bơ, thịt nạc, cá nạc cùng cới tăng cường calo, tăng cường chất bột.
Nguyên tắc:
- Năng lượng: 30Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày.
- Protid: 0,8 – 1kg/cân nặng hiện tại/ngày. Tỷ lệ protid động vật/tổng số: > 50%.
- Lipid: 10 – 15% tổng năng lượng. Axid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axit béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid.
- Đủ vitamin, chất khoáng và nước
- Không dùng thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng
- Số bữa ăn: 4-6 bữa/ ngày
Cơ cấu khẩu phần/ ngày nên như sau:
- Năng lượng (kcal): 1500-1700
- Protid (g): 40-55
- Lipid (g): 17-28
- Glucid (g): 280- 330
- Nước (lít): 2-2,5
2. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân gan mãn tính
Khi giai đoạn cấp tính đã qua, bệnh nhân ở vào tình trạng “yếu gan”, thời kỳ này có khi kéo dài rất lâu. Bệnh nhân không chịu được những bữa ăn có quá nhiều chất béo, nhiều loại thực phẩm, hoặc những thay đổi đột ngột về môi trường, khí hậu. Vì vậy cần hết sức chú ý về dinh dưỡng cho bệnh nhân trong trong giai đoạn nàyChế độ dinh dưỡng cần chú ý đến những điểm sau:
- Thức ăn phải tươi, tránh để lâu, không nên nấu nướng cầu kỳ
- Không nên dùng những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng
- Nên ăn nhiều bữa để hấp thu tốt hơn, chú ý dùng chế độ dinh dưỡng nương nhẹ cả gan lẫn dạ dày và ruột
- Nên ăn nhiều thịt nạc nhưng tránh ăn thịt súc vật non vì có chứa nhiều nucleoprotid
- Nên uống nhiều sữa, trứng ăn vừa phải và chỉ nên dùng trứng tươi
- Các chất béo chỉ nên dùng ít và dùng dạng dầu thực vật, tránh dùng mỡ động vật
- Tăng cường bổ sung chất đường, mật, bột ngũ cốc
- Bổ sung rau quả loại tươi, mềm, ít xơ, nhiều ngọt
- Không nên dùng gia vị, rượu, bia, chất kích thích…
Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng:
- Năng lượng: 35Kcal/kg cân nặng hiện tại/ ngày
- Proid: 1-1,5g/kg cân nặng hiện tại/ ngày
- Lipid: 15-20% tổng năng lượng. Axít béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiến 1/3 và axít béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid
- Cung cấp đủ vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B, K) và muối khoáng.
- Uống nước: 1,5- 2lít/ngày
- Chia bữa ăn thành: 3-4 bữa/ ngày
Cơ cấu khẩu phần/ ngày nên như sau:
- Năng lượng (kcal): 1800-1900
- Protid (g): 50- 75
- Lipid (g): 30-40
- Glucid (g): 310- 340
- Nước (lít): 1,5- 2
DƯỚI DÂY LÀ MỘT SỐ THỰC ĐƠN CHO BỆNH NHÂN GAN
3. Thực đơn cho người xơ gan
Mẫu 1: Năng lượng 1500Kcal/ ngày, Protid: 59g, Lipid: 22g, Glucid: 262g- Sáng: Bún thịt bò (bún 200g, thịt bò 30g), quả chín: 100g
- Trưa: cơm 2 lưng bát (100g gạo), thịt nạc viên hấp 60g, canh bí 200g, nước cam 200ml
- Chiều: cơm 2 lưng bát (100g gạo), thịt bò xào rau cải (thịt bò 40g, rau cải 200g, dầu ăn 5ml), đu đủ 100g
- Tối: sữa tươi 200ml
Mẫu 2: Năng lượng 1770 Kcal, Protid: 82g, Lipid: 31g, Glucid: 288g
- Sáng: cháo thịt (gạo tẻ 30g, thịt nạc 30g), quả chín 100g
- Trưa: cơm 2 bát, thịt bò xào thập cẩm (thịt bò 50g, hành tây 20g, mộc nhĩ 5g, tỏi tây- cà rốt 30g, đậu cô ve 20g), canh cải 1 bát
- Chiều: cơm 2 bát, đậu sốt cà chua (đậu phụ 100g, cà chua 50g), tôm rang 50g, canh rau 200g, quả chín 100g
- Tối: sữa 200ml
Mẫu 3: Năng lượng 2100 Kcal, Protid: 86g, Lipid: 44g, Glucid: 347g
- 7h sáng: Bánh mì trứng (bánh mì 1 cái, trứng gà 1 quả, dầu ăn 5ml), quả chín 100g
- 9h: 1 cốc chè đỗ đen (đỗ đen 20g, đường kính 20g, bột đao 5g)
- 11h: cơm 2 bát, thịt rim 50g, canh bí xanh tôm nõn (bí xanh 200g, tôm nõn 10g, dầu ăn 3ml), quả chín 200g
- 15h: 1 hộp sữa nước 200ml
- 17h: cơm 2 bát, thịt gà rang 80g, rau muống luộc 200g, quả chín 200g.
SỮA CHO BỆNH NHÂN GAN
Vì sao bệnh nhân gan nên dùng sữa chuyên biệt?Sữa là thực phẩm hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhân gan, với thành phần dinh dưỡng cân đối, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng cùng các vitamin và khoáng chất cần thiết hỗ trợ và khôi phục chức năng gan.
Sữa bột là loại thức ăn tốt cho người bị bệnh gan, không chứa cặn bã, không chứa độc tố, mặt khác sữa cho bệnh nhân gan còn giúp thải độc rất tốt, bảo vệ chức năng gan một cách tốt nhất.
Đối với những trường hợp bệnh nhân ăn uống kém sữa chuyên biệt cho bệnh nhân gan là lựa chọn hàng đầu đáng tin cậy. Cung cấp đủ năng lượng cho bệnh nhân mà vẫn đảm bảo khẩu phần ăn riêng cho bệnh nhân gan.
Dinh dưỡng cho bệnh nhân gan là rất quan trọng nó góp phần phục hồi và bảo vệ chức năng gan một cách hiệu quả nhất.
Để được tư vấn miễn phí về dinh dưỡng cho bệnh nhân gan vui lòng liên hệ DSĐH ĐỖ THẾ NGHĨA - SĐT 0906297798