Cập nhật những phương pháp điều trị ung thư phổi mới nhất (9/2023)

  27/10/2023

Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư trên toàn thế giới, cướp đi sinh mạng của 1,8 triệu người mỗi năm. Khoảng 85% ung thư phổi là ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC). Bệnh nhân ung thư phổi có tiên lượng ảm đạm, do thực tế là hơn một nửa trong số họ có biểu hiện bệnh di căn và tái phát thường gặp ở những người mắc bệnh giai đoạn đầu. Hóa trị độc tế bào thông thường chỉ mang lại sự cải thiện khiêm tốn về tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân NSCLC. Việc xác định các gen gây ung thư có thể hành động như EGFR và ALK, và các điểm kiểm soát miễn dịch như PD-L1, đã dẫn đến sự phát triển của chăm sóc ung thư cá nhân hóa. Trong thập kỷ qua, những tiến bộ đáng kể trong liệu pháp nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch đã thay đổi mô hình điều trị và kết quả sống sót của bệnh nhân mắc NSCLC. Bệnh nhân được điều trị theo kiểu gen đạt được phản ứng khối u nhanh hơn nhưng lâu dài hơn và thường ít độc tính liên quan đến điều trị hơn so với những người được hóa trị thông thường. Tuy nhiên, kháng trị liệu vẫn là một thách thức lâu năm và nhiều nghiên cứu được dành riêng cho lĩnh vực này.

Việc áp dụng liệu pháp nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch đã cách mạng hóa bối cảnh điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Đối với bệnh giai đoạn đầu, việc kết hợp liệu pháp nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch gần đây đã được chứng minh là làm giảm tái phát. Phát triển các liệu pháp nhắm mục tiêu trong ung thư phổi tiến triển được thúc đẩy bởi các kỹ thuật giải trình tự gen tiên tiến, hiểu rõ hơn về cơ chế kháng thuốc và thiết kế thuốc được cải thiện. Danh sách các thay đổi phân tử có thể nhắm mục tiêu liên tục mở rộng và các liệu pháp phân tử thế hệ tiếp theo đã cho thấy hứa hẹn trong việc phá vỡ tình trạng kháng thuốc. Bệnh nhân ung thư phổi có thể đạt được kiểm soát bệnh lâu dài với các chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch, tuy nhiên hầu hết bệnh nhân phát triển kháng liệu pháp miễn dịch. Một loạt các cơ chế kháng thuốc, từ kích hoạt tế bào T bị suy yếu, sự hiện diện của các điểm kiểm soát miễn dịch trùng hợp, đến vi môi trường khối u ức chế miễn dịch, đã được đề xuất. Vô số chiến lược liệu pháp miễn dịch mới đang được phát triển để nhắm mục tiêu vào các cơ chế kháng thuốc như vậy. Bài viết này nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về sự phát triển mới nhất trong liệu pháp nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư phổi.

Ung thư phổi giai đoạn sớm

Điều trị liệu pháp hệ miễn dịch

Điều trị miễn dịch trước mổ

Trước đây hóa chất chỉ giúp tăng 5% lợi ích sống sót ở giai đoạn sớm của ung thư phổi. Hiện nay điều trị bằng phương pháp miễn dịch trước khi phẫu thuật mang lại kết quả rất tốt trong điều trị, cụ thể là:

Trước đây hóa chất điều trị trước mổ chỉ đạt tỉ lệ đáp ứng cơ bản giải phẫu bệnh (thuyên giảm tế bào u trên kính hiển vi) thấp <5%.

Hiện nay thuốc miễn dịch như Nivolumab, Nivolumab kết hợp háo chất giúp đạt tỉ lệ thuyên giảm giải phẫu bệnh cao tới 57-83%. Đáp ứng tốt sẽ giúp giảm đáng kể kích cỡ khối u và phẫu thuật tiếp theo sẽ có hiệu quả rất tốt.

Điều trị miễn dịch sau mổ

Miễn dịch điều trị sau mổ cũng giúp tăng đáng kể thời gian sống thêm của bệnh nhân so với điều trị bằng hóa chất. Thuốc miễn dịch có tỉ lệ sống thêm 3 năm đạt 60% so với 48% nếu chỉ dùng hóa chất.

Điều trị miễn dịch với bệnh nhân không mổ được

Đối với bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn 3 không mổ được, điều trị hóa xạ trị kết hợp với liệu pháp miễn dịch được cho là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao. Giai đoạn 3 không mổ được, điều trị với hóa xạ trị đồng thời rồi bổ trợ 1 năm với thuốc miễn dịch Durvalumab là điều trị chuẩn hiện nay.

Điều trị như trên giúp đạt thời gian sống thêm trung bình 47,5 tháng so với chỉ 29,1 tháng nếu không điều trị miễn dịch.

Các thuốc liệu pháp miễn dịch

Điều trị trước mổ và sau mổ ở bệnh nhân có đột biến EGFR

Điều trị thuốc đích trước mổ đang được đánh giá trong các nghiên cứu và hứa hẹn sẽ có hiệu quả tốt. Erlotinib so với hóa chất trước mổ có tỉ lệ đáp ứng cao hơn 54,1% vs 34,3% và thời gian sống thêm không tiến triển dài hơn 21,5 tháng vs 11,4 tháng.

Osimertinib đã được chấp thuận điều trị sau mổ ở giai đoạn 1B-3A nếu có đột biến gen, với tỉ lệ sống thêm 2 năm ấn tượng tới 90% so với 44% nếu chỉ hóa trị.

Giai đoạn ung thư phổi đã di căn

Điều trị ung thư phổi đã di căn với thuốc đích

Với những bệnh nhân mắc ung thư phổi đã di căn thì thuốc đích nhắm vào tế bào ác tính có đột biến gen giúp tăng đáng kể thời gian sống thêm ở giai đoạn 4. Ứng với mỗi đột biến gen thì sẽ có những thuốc điều trị hiệu quả khác nhau, cụ thể như sau:

Tỉ lệ đột biến gen

Đột biến EGFR

Hiện có 4 thuốc đích với gen EGFR gồm: erlotinib, gefitinib, afatinib, osimertinib.

Osimertinib là thuốc thế hệ 3 được ưu tiên điều trị nếu có đột biến EGFR thuận lợi là exon19del và L858R.

Thuốc đích đều đem lại thời gian sống thêm trung bình >30 tháng, cao hơn hẳn hóa chất chỉ khoảng 12-14 tháng.

Đột biến ALK

Các thuốc thế hệ 2, 3: alectinib, ceritinib, brigatinib và lorlatinib đều vượt trội so với thuốc thế hệ 1 crizotinib khi điều trị đột biến ALK.

Thời gian sống thêm trung bình rất dài có thể trên 45 tháng, tỉ lệ sống thêm 3 năm >45%.

Đột biến ROS1

Có 2 thuốc đích phổ biến điều trị đột biến ROS1 là crizotinib và entrectinib với tỉ lệ đáp ứng cao tới 77%, thời gian sống thêm không tiến triển trung bình 19 tháng, với tỉ lệ đáp ứng di căn não cao 52,2%.

Đột biến MET exon14 skipping

Có 3 thuốc đích điều trị gồm: capmatinib, tepotinib và savolitinib. Tỉ lệ đáp ứng thuyên giảm bệnh cao tới 68% và thời gian sống thêm không tiến triển trung bình đạt 12,4 tháng.

Đột biến tái sắp xếp gen RET

Có 2 thuốc đích điều trị là: selpercatinib và pralsetinib. Tỉ lệ đáp ứng thuyên giảm bệnh cao từ 70-85% và thời gian sống thêm không tiến triến trung bình đạt 16,5 tháng.

Đột biến BRAF V600E

Ưu tiên điều trị bước 1 với đột biến V600E là kết hợp dabrafenib+trametinib giúp đạt tỉ lệ đáp ứng thuyên giảm bệnh 64% và thời gian sống thêm không tiến triển trung bình 14,6 tháng.

Đột biến tái sắp xếp gen NTRK

Có 2 thuốc đích điều trị gồm: larotrectinib và entrectinib với tỉ lệ đáp ứng cao tới 79% và thời gian sống thêm không tiến triển dài tới 25,9 tháng.

Đột biến KRAS G12C

Hiện nay có 2 thuốc đích điều trị bước 2 là: sotorasib và adagrasib. Các thuốc đều cho tỉ lệ đáp ứng khoảng 40% điều trị bước 2 và thời gian đáp ứng khoảng 6-7 tháng.

Đột biến EGFR exon20ins

Đột biến này gây kháng thuốc đích điều trị gen EGFR, hiện có 2 loại thuốc điều trị bước 2 gồm: mobocertinib và amivantamab, cho tỉ lệ đáp ứng khoảng 40% và thời gian đáp ứng 7-8 tháng.

Thuốc miễn dịch ở giai đoạn di căn

Rất nhiều thuốc miễn dịch được điều trị khi có chỉ số PDL1>1% như pembrolizumab, atezolizumab, nivolumab, ipilimumab, cemiplimab. Ở giai đoạn ung thư phổi đã di căn, các thuốc miễn dịch này đều cho tỉ lệ đáp ứng cao gấp 2 lần hóa chất và thời gian sống thêm trung bình cũng gấp 2-3 lần hóa chất truyền thống.

Như vậy thuốc đích và miễn dịch có vai trò rất quan trọng cả ở giai đoạn muộn di căn và giai đoạn sớm liên quan tới phẫu thuật. Thuốc đích và miễn dịch điều trị đúng giúp tăng thời gian sống thêm trung bình từ 2-3 lần so với hóa chất truyền thống.

Tác giả bài viết: Dược sĩ Đỗ Thế Nghĩa

Bài viết có tham khảo thông tin từ website: Developments in targeted therapy & immunotherapy—how non-small cell lung cancer management will change in the next decade: a narrative review - PMC (nih.gov)

Bình luận

Tin tức mới Xem tất cả

Hà Nội: Số 45C Ngõ 143/34 Nguyễn Chính Quận Hoàng Mai Hà Nội
TP HCM: Số 184 Lê Đại Hành P15 Quận 11
Đặt hàng: 0972945305/ Tư vấn: 0906297798
Hotline: 0869966606