Cần sa là liệu pháp thần kỳ trong chữa trị ung thư?

  26/09/2019

Cần sa là liệu pháp điều trị thần kỳ?

Cho tới nay cần sa vẫn chưa được sử dụng như thuốc điều trị ung thư chính thống trên bất cứ quốc gia nào. Ngoài ra cần sa còn nằm trong danh mục các chất gây nghiện cần được quản lý hay nói cách khác cần sa là một chất ma túy theo định nghĩa trong pháp luật nhiều nước ( định nghĩa này vẫn còn đang tranh cãi ở nhiều nước).

Ma túy là thuật ngữ dùng cho các chất có nguồn gốc tự nhiên ( như morphine, cocain, cần sa…), bán tổng hợp ( như heroin) hoặc tổng hợp như các chất thuộc nhóm amphetamine có tác dụng lên thần kinh gây cảm giác hưng phấn, dễ chịu, giảm đau và gây nghiện. Việc lạm dụng các chất ma túy gây hậu quả xấu cho sức khỏe của người dùng. Các chất ma túy kích thích sự hô hấp làm tăng nhịp thở, dùng quá liều có thể gây ức chế hô hấp, ngưng thở, nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong. Việc hút ma túy lâu ngày  còn ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư phổi. Đối với hệ tim mạch, ma túy có thể làm tăng nhịp tim, co thắt động mạch vành gây đau thắt ngực, nặng thì bị nhồi máu cơ tim. Ma trúy còn có khả năng ảnh hưởng đến hệ sinh dục và dẫn tới vô sinh. Ngoài tác dụng tạo hưng phấn, sảng khoái cho hệ thần kinh, ma túy có thể gây co giật, ảo giác, đột quỵ.

Hàng trăm năm trước con người đã biết trồng và sử dụng cây cần sa để lấy sợi, hạt, dầu, ngoài ra cũng dùng để trị bệnh hoặc như một loại chất ma túy để tiêu khiển. Trong cây cần sa có 3 nhóm phân tử hóa học chính là: flavonoid, terpenoid và hợn 60 loại cannabinoid là thành phần chính gây tác dụng ảo giác và giảm đau trong đó hợp chất hóa học THC là Cannabinoid có hoặt tính mạnh nhất và là thành phần cao nhất trong cây. Ngoài ra  Cannabinoid cũng là một trong những chất được đánh giá có triển vọng trong điều trị ung thư.

Ở cơ chế phân tử các chất cannabinoid này tương tác chủ yếu trên các thụ thể có tên là CB1 hoặc CB2 ( viết tắt của cannabinoid receptor) trên bề mặt của tế bào. Sự tương tác này sẽ làm kích hoạt một loạt các phản ứng trong tế bào và kết quả dẫn đên hưng phấn, dễ chịu, giảm đau như chúng ta thường biết. Thụ thể CB1 được tìm thấy nhiều trong các tế bào thần kinh trung tâm trong não và các đầu dây thần kinh ngoại vi. Thụ thể CB2 thể hiện nhiều trên các tế bào miễn dịch. Ngoài ra sự hiện diện của các CB1 và CB2 cũng được tìm thấy khá phổ biến trên nhiều loại tế bào ung thư.

Từ năm 1990 trở lại đây, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều bằng chứng trên tế bào nuôi cấy trong phòng thí ngiệm hoặc trên mô hình động vật cho thấy khả năng chống ung thư của các loại cannabinoid. Tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu cho kết quả ngược lại trong đó có các cannabinoid có khả năng thúc đẩy tế bào ung thư phatsn triển.

Các nghiên cứu trên tế bào ung thư hắc tố (melanoma), ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt nuôi trong phòng thí nghiệm cho thấy cannabinoid ức chế sự phát triển ung thư thông qua quá trình chết đã được lập trình của tế bào và sự tự thực bào.

Một số nghiên cứu trên động vật còn cho thấy các chất cannabinoid có tác dụng ngăn chặn sự hình thành mạch máu, xâm lấn và di căn của khối u. Ngoài ra việc kết hợp cannabinoid với các thuốc sử dụng trong hóa trị liệu cũng cho thấy sự tương hỗ đáng kể, ví dụ như kết hợp sử dụng THC với temozolomide trong điều trị ung thư não hoặc kết hợp các cannabinoid với gemcitabine cho thấy tăng hiệu quả trên mô hình ung thư tuyến tụy.

Tuy nhiên do hiệu quả điều trị ung thư của các chất từ cây cần sa trong thử nghiệm lâm sàng vẫn chưa đưa ra được bằng chứng rõ ràng nên hiện nay ở Mỹ không có bất kỳ hợp chất nào từ cây cần sa được đồng ý sử dụng bởi Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ trong điều trị bệnh, kế cả bệnh ung thư.

Hầu hết việc sử dụng cannabinoid hiện nay trong y tế được giới hạn trong điều trị giảm nhẹ ( giảm đau, giảm cảm giác muốn ói, làm ngon miệng, dễ ngủ…) ở nhiều loại bệnh trong đó có ung thư. Dronabinol, tên thương mại là Marinol và Syndros, là một hợp chất tổng hợp nhân tạo có trúc và hoạt tính tương tự chất hợp chất tetrahydrocannabinoid có trong cây cần sa, đã được FDA đồng ý cho sử dụng vào mục đích điều trị giảm nhẹ từ năm 1986 với sự kiểm soát nghiêm ngặt. Một sản phẩm khác cũng được thương mại hóa khá nổi tiếng là Nabiximols, với tên thương mại là Sativex, có chứa hai thành phần chính trong cây cần sa là THC:CBD với tỉ lệ 1:1được cho phép sử dụng ở Anh từ năm 2010. Việc sử dụng các chất này còn rất hạn chế trong trường hợp bệnh nhân là trẻ em vì Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kì còn nghi ngại việc ảnh hưởng cuả các chất này lên sự phát triển thần kinh của trẻ.

Tóm lại, đây là một hướng điều trị ung thư mới và có nhiều triển vọng. Nhưng không khuyến khích mọi người tự điều trị  bằng cách sử dụng cần sa hoặc các chất ma túy khác. Vì cho đến nay các kết quả chúng minh tính hiệu quả trên người vẫn chưa được rõ ràng và đây là chất thuộc nhóm ma túy bất hợp pháp. Dù định nghĩa này đang còn tranh cãi trong pháp luật nhiều nước nhưng nhưng tác hại của việc sử dụng cần sa là rất lớn, cụ thể tính gây nghiện về mặt tâm lý của cần sa rất cao, người sử dụng cần sa sau một thời gian sẽ trở nên lệ thuộc  và có những triệu chứng như bồn chồn, buồn nôn, mất ngủ, chán ăn… Ngoài ra việc sử dụng các chất này  để giảm đau hoặc giảm nhẹ các triệu chứng phụ của các phương pháp điều trị ung thư khác nên được sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

Sự thật: cần sa là chất dùng để điều trị giảm nhẹ trong ung thư, hiện không phải là thuốc điều trị ung thư.

TS. Nguyễn Hồng Vũ

Tham khảo danh mục thuốc điều trị ung thư hiện nay

Thuốc Tagrix 80 điều trị ung thư phối

Thuốc Geftinat thuốc đích điều trị ung thư phổi

Thuốc Sorafenat điều trị ung thư gan

Bình luận

Tin tức mới Xem tất cả

Hà Nội: Số 45C Ngõ 143/34 Nguyễn Chính Quận Hoàng Mai Hà Nội
TP HCM: Số 184 Lê Đại Hành P15 Quận 11
Đặt hàng: 0972945305/ Tư vấn: 0906297798
Hotline: 0869966606