Đăng nhập
-
Thuốc LuciElace Elacestrant 86mg giá bao nhiêu?
Hotline 0869966606 -
Thuốc Regoget Regorafenib 40mg giá bao nhiêu mua ở đâu?
Hotline 0869966606 -
Thuốc LuciCapiva Capivasertib 160mg giá bao nhiêu mua ở đâu?
Hotline 0869966606 -
Thuốc Lucivos Ivosidenib 250mg giá bao nhiêu?
0đ -
Thuốc Dupixent Dupilumab 300mg giá bao nhiêu
17.000.000đ 15.000.000đ
Fanpage
Thuốc điều trị nhắm trúng đích được coi như một bước đột phá trong điều trị ung thư phổi. Các thuốc hiện nay được lưu hành trên thị trường có thể kể đến như thuốc erlotinib (Tarceva), gefitinib (Iressa), afatinib (Gilotrib) hay một số thuốc của Ấn Độ mới chỉ được sử dụng theo đường xách tay tại Việt Nam có giá thành thấp hơn như Erlonat, Geftinat, Tagrix... Để hiểu rõ hơn về thuốc điều trị ung thư phổi nhắm trúng đích tôi xin phép được trích dẫn bài viết của bác sĩ Nguyễn Tuấn Khôi khoa nội 1 BVUB để mọi người hiểu rõ hơn về nhóm thuốc điều trị mới này.
Trong khoảng 5 năm gần đây, các bác sĩ chuyên khoa ung thư đã chứng kiến một thành tựu rất đáng ngạc nhiên trong điều trị nội khoa (điều trị bằng thuốc) cho ung thư phổi giai đoạn cuối. Các khối u lớn ở phổi và các khối di căn từ phổi đến các cơ quan khác như gan, hạch...hầu hết đều nhỏ lại, có khi mất hẳn sau 1- 2 tháng điều trị chỉ bằng uống mỗi ngày 1 viên thuốc nhỏ cỡ vài trăm miligam! Phương pháp điều trị này được gọi là điều trị nhắm trúng đích.
Liệu pháp nhắm trúng đích là gì? thuốc đích là gì?
Liệu pháp điều trị nhắm trúng đích được dịch ra từ tiếng Anh: targeted therapy hay từ ngữ chi tiết và khoa học hơn là molecularly targeted therapy (điều trị nhắm vào mục tiêu phân tử).
Mục tiêu phân tử chính là EGFR (Epidermal Growth Factor Receptor), một loại thụ thể nằm ở màng tế bào ung thư phổi. Khi thụ thể EGFR hoạt động sẽ khiến tế bào ung thư tạo ra các chất kích thích các tế bào ung thư khác phát triển. Các thuốc nhắm trúng đích chỉ tác động lên thụ thể EGFR, ngăn cản chúng hoạt động, y khoa gọi là ức chế. Khi EGFR bị ngăn cản hoạt động các tế bào ung thư không thể hoạt động mạnh mẽ nữa và khối u sẽ dần dần nhỏ lại và mất hẳn.
Thụ thể EGFR (Hình 1)
Năm 1986, giải Nobel y học được trao cho hai nhà khoa học Mỹ Stanley Cohen và Rita Levi-Montalcini do hai ông cùng hợp tác và phát hiện EGFR và yếu tố kích thích nó có tên là EGF (Epidermal Growth Factor).
Phát hiện này vô cùng quan trọng, mở đầu cho việc chế tạo ra những thuốc chống ung thư dựa trên sự khác biệt ở mức độ phân tử của tế bào ung thư so với tế bào bình thường.
Khi thụ thể EGFR ở màng tế bào ung thư bị kích thích bởi yếu tố EGF, thụ thể này sẽ trở nên hoạt động và kích thích các gen trong nhân tế bào tổng hợp ra những protein thúc đẩy các tế bào ung thư khác phát triển. Các protein này tạo nên những biến đổi sau:
- Kích thích các tế bào ung thư khác sinh sản nhanh hơn (tăng sinh) làm cho khối bướu tăng kích thước.
- Làm cho các tế bào ung thư có thể xâm lấn đến các cơ quan xung quanh và di căn xa đến những cơ quan khác.
- Làm cho tế bào ung thư không bao giờ có tình trạng apotosis như các tế bào bình thường. Tức là tế bào ung thư có thể sống mãi mà không chết đi vì già cỗi như các tế bào bình thường.
- Làm tăng sinh các mạch máu quanh khối u, nhờ đó tế bào ung thư dễ dàng theo các mạch máu di căn xa.
Các thuốc nhắm vào thụ thể EGFR
Thụ thể EGFR có bản chất là một đại phân tử protein gồm 2 phần: phần ngoài màng và phần trong màng.
Các thuốc ức chế hoạt động của thụ thể EGFR cũng theo đó mà chia làm 2 nhóm: nhóm ức chế EGFR ngoài màng và nhóm ức chế EGFR trong màng.
Các thuốc ức chế ngoài màng của thụ thể EGFR: cetuximab (Erbitux), panitumumab (Vectibix) đều là những kháng thể đơn dòng được bào chế từ kháng thể của người hoặc động vật.
Các thuốc ức chế trong màng của thụ thể EGFR: erlotinib (Tarceva), gefitinib (Iressa), afatinib (Gilotrib). Ngoài ra trên thị trường hiện nay có một số thuốc theo đường xách tay từ Ấn Độ như Erlonat (Erlotinib) thuốc Geftinat (Gefitinib) hay các thuốc điều trị ung thư phổi giai đoạn muộn như Tagrix (Osimertinib) có giá thành điều trị thấp hơn nhiều so với các thuốc phát minh. Nhưng do Việt Nam gia nhập WTO nên tuân thủ theo luật sở hữu trí tuệ nên các thuốc phát minh được độc quyền phâp phối trong vòng 30 năm vì vậy các thuốc Ấn Độ không được lưu hành tại Việt Nam mà chỉ được một số người mang về theo đường xách tay.
Như vậy thụ thể EGFR là thủ phạm của sự phát triển nhanh chóng và không ngừng nghỉ của tế bào ung thư. Thụ thể này chỉ có ở tế bào ung thư mà không có tế bào bình thường cho nên dùng thuốc chống lại thụ thể EGFR về mặt lý thuyết sẽ chỉ tập trung “gây hại” cho tế bào ung thư mà không “gây hại” cho tế bào bình thường. Đó là ưu điểm nổi trội của các thuốc nhắm trúng đích thúc đẩy các nhà khoa học và các thầy thuốc mau chóng đưa các thuốc này vào các thử nghiệm lâm sàng để chứng minh ích lợi của các thuốc này trên bệnh nhân.
Các thuốc nhắm trúng đích đã được chứng minh hiệu quả điều trị trên bệnh nhân ung thư phổi
Cho đến đầu những năm 2000, hóa trị vẫn là phương pháp điều trị nội khoa duy nhất cho ung thư phổi giai đoạn cuối (giai đoạn IIIB và IV). Năm 2008 nghiên cứu mang tên IPASS đã được công bố, đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh rằng điều trị bằng thuốc nhắm trúng đích có hiệu quả hơn hẳn hóa trị và kể từ đó quan điểm điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối đã thay đổi rất nhiều.
Nghiên cứu IPASS thu nhận 1217 bệnh nhân ung thư phổi chia làm 2 nhánh: một nhánh điều trị bằng thuốc Iressa, nhánh kia hóa trị. Kết quả cho thấy cứ 10 bệnh nhân điều trị bằng Iressa thì có 7 bệnh nhân bướu nhỏ lại trong khi đó cứ 10 bệnh nhân hóa trị thì chỉ có gần 5 bệnh nhân bướu nhỏ lại. Nghiên cứu này còn cho biết điều trị bằng Iressa sẽ làm cho bệnh nhân có khoảng thời gian sống trong tình trạng lui bệnh nhiều hơn hóa trị đến 3 tháng.
Sau thành công của Iressa với nghiên cứu IPASS, các thuốc nhắm trúng đích khác như Gilotrib, Tarceva cũng đạt thành công tương tự. Do vậy, để điều trị ung thư phổi bằng thuốc nhắm trúng đích, chúng ta chỉ được lựa chọn một trong ba thuốc này. Xin nhắc lại là cả ba thuốc này đều thuộc nhóm ức chế EGFR trong màng tế bào hay còn gọi là EGFR TKI.
Các thuốc Erbitux, Vectibix (ức chế EGFR ngoài màng tế bào) đều không có hiệu quả trong điều trị ung thư phổi.
Từ sau thành công qua các nghiên cứu lớn của các thuốc nhắm trúng đích EGFR TKI, báo chí trong và ngoài nước đều nhắc đến các thuốc này khiến bệnh nhân đọc thấy và họ rất hy vọng, nhiều người “nài nỉ” để được điều trị nhưng đâu phải bệnh nhân nào cũng có thể điều trị bằng thuốc này.
Bệnh nhân nào được khuyên dùng thuốc đích trong điều trị ung thư gan và ung thư phổi?
Bệnh nhân được chỉ định thuốc đích điều trị ung thư phải đạt đủ cả 3 điều sau:
Thứ nhất: Bệnh nhân thuộc giai đoạn lan rộng (giai đoạn IIIB) hoặc di căn xa (giai đoạn IV). Nói cách khác là bệnh ở giai đoạn sớm, không nên dùng thuốc này, phẫu thuật vẫn là tốt nhất.
Thứ hai: Khối bướu phải có mô học loại carcinoma tế bào tuyến.
Thứ ba: Xét nghiệm khối bướu cho thấy có tình trạng đột biến EGFR
Như đã biết, khi thụ thể EGFR hoạt động thì tế bào ung thư phổi sẽ phát triển.
Vậy thì khi nào thụ thể EGFR hoạt động?
- Khi có yếu tố EGF tác động lên nó.
- Người ta còn nhận thấy EGFR bị đột biến thì hoạt động của nó tăng lên rất nhiều. Như vậy phải chăng, thuốc nhắm trúng đích EGFR TKI sẽ có hiệu quả các trường hợp ung thư phổi có đột biến EGFR? Giả thuyết này đã được chứng minh trong nghiên cứu IPASS. Nghiên cứu này chia số bệnh nhân làm hai nhóm để khảo sát:
Nhóm thứ nhất gồm những bệnh nhân có đột biến EGFR, nhóm này cho thấy kết quả của những bệnh nhân được điều trị bằng Iressa (thuốc nhắm trúng đích EGFR TKI) tốt hơn nhiều so với hóa trị.
Nhóm thứ hai gồm những bệnh nhân không có đột biến EGFR, nhóm này cho thấy điều ngược lại: điều trị bằng Iressa cho kết quả kém hơn hóa trị. Do vậy, đột biến EGFR là một tiêu chuẩn rất quan trọng góp phần cho sự thành công của điều trị.
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy ở bệnh nhân có mô học là carcinoma tế bào nhỏ hoặc carcinoma tế bào gai rất hiếm khi nào có đột biến EGFR, trong khi carcinoma tuyến có tỉ lệ đột biến EGFR cao.
Xét nghiệm đột biến EGFR (Hình 2)
Khối bướu ở phổi hoặc các khối di căn sẽ được sinh thiết rồi gởi vào phòng xét nghiệm giải phẫu bệnh. Tại đây, người ta sẽ cắt bệnh phẩm thành những lát nhỏ, đem nhuộm màu rồi trải lên một tấm kính nhỏ (gọi là lam). Bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ xem lam này bằng kính hiển vi để xác định loại mô học của khối bướu rồi gởi kết quả cho bác sĩ điều trị. Nếu khối bướu có mô học là loại carcinoma tuyến sẽ được bác sĩ đề nghị xét nghiệm thêm đột biến EGFR. Xét nghiệm đột biến EGFR được thực hiện bằng máy phân tích, mất trên hai tuần. Có nhiều loại đột biến, chỉ có đột biến trên exon 19 và exon 21 là có đáp ứng với điều trị.
Các thuốc nhắm trúng đích EGFR TKI có chữa khỏi bệnh ung thư phổi ?
Được chỉ định cho ung thư phổi ở giai đoạn cuối nên nhóm thuốc này không giúp chữa khỏi bệnh vĩnh viễn được. Tuy nhiên nhóm thuốc này có rất nhiều ưu điểm mà các bác sĩ chuyên khoa ung thư chúng tôi đánh giá rất cao như sau:
- Kéo dài cuộc sống cho người bệnh thêm khoảng 3-4 tháng so với cách điều trị cũ là hóa trị.
- Tác dụng phụ không đáng kể (thường là nổi mụn) giúp cho người bệnh trở về cuộc sống gần như bình thường trong lúc đang điều trị
- Cách thức điều trị đơn giản: chỉ cần uống 1 viên thuốc mỗi ngày.
- Tỉ lệ đáp ứng khá cao 70-80%.
- Ngay cả những bệnh nhân quá yếu cũng có thể điều trị mà không sợ tác dụng phụ làm cho bệnh nhân nguy hiểm.
Cũng cần phải biết nhược điểm của nhóm thuốc này như:
- Chi phí điều trị khá cao: 1,5-1,6 triệu cho một ngày điều trị. Nếu có đáp ứng với điều trị (bướu nhỏ đi sau dùng thuốc), y khoa khuyến cáo không được ngừng nếu bệnh vẫn còn đáp ứng. Do vậy, thời gian điều trị sẽ kéo dài.
- Vì phải chứng minh là có đột biến EGFR mới được điều trị nên chỉ có một số ít (khoảng 20% bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối) có chỉ định điều trị.
Thuốc điều trị đích ung thư phổi được tính bảo hiểm ko? Giá thuốc điều trị trúng đích
Thuốc điều trị đích ung thư phổi tarceva (Erlotinib 150mg), hoặc thuốc Iressa (Gefitinib 250mg) được bảo hiểm đồng chi trả 50%, tuy nhiên do giá thành của thuốc tương đối cao nên số tiền bệnh nhân phải chi trả cũng còn nhiều (giá thành 1 viên thuốc khoảng 1.500.000/ ngày điều trị sau khi được bảo hiểm chi trả chi phí 1 ngày điều trị của bệnh nhân khoảng 800.000/ ngày)
Thuốc Geftinat 250mg
Hiện tại ngoài thuốc Tarceva, bệnh nhân có điều kiện kinh tế khó khăn có thể sử dụng các thuốc của Ấn Độ cho điều trị với cùng hoạt chất Erlotinib 150mg và hoạt chất gefitinib 250mg. Để tìm hiểu về các thuốc Ấn Độ điều trị ung thư phổi quý bệnh nhân có thể tham khảo dưới đây hoặc tư vấn: 0906297798
>>>>Thuốc Erlonat 150 (hoạt chất Erlotinib 150mg) điều trị ung thư phổi
>>>Thuốc Erlocip 150 (hoạt chất Erlotinib 150mg) điều trị ung thư phổi
>>>>Thuốc Geftinat 250 (hoạt chất Gefitinib 250mg) điều trị ung thư phổi
Thuốc đích điều trị ung thư gan
Hiện tại thuốc đích điều trị ung thư gan có hoạt chất là Sorafenib 200mg với các tên thương mại như Nexavar (hãng Bayer), thuốc Sorafenat (Natco), thuốc Soranib (Cipla)
Thuốc sorafenat 200mg tablet ip
Thuốc đích điều trị ung thư gan có được tính bảo hiểm không? Giá thuốc điều trị đích
Thuốc điều trị đích ung thư gan Nexavar (Sorafenib 200mg) của hãng dược phẩm Bayer được bảo hiểm đồng chi trả 50%, tuy nhiên do giá thành của thuốc tương đối cao nên số tiền bệnh nhân phải chi trả cũng còn nhiều (giá thành 1 viên thuốc khoảng 1.500.000/ ngày điều trị sau khi được bảo hiểm chi trả chi phí 1 ngày điều trị của bệnh nhân khoảng 800.000/ ngày)
Hiện tại ngoài thuốc Nexavar, bệnh nhân có điều kiện kinh tế khó khăn có thể sử dụng các thuốc của Ấn Độ cho điều trị với cùng hoạt chất sorafenib 200mg. Để tìm hiểu về các thuốc Ấn Độ điều trị ung thư phổi quý bệnh nhân có thể tham khảo dưới đây hoặc tư vấn: 0906297798
>>>>Thuốc Sorafenat 200mg Tablet IP điều trị ung thư gan
>>>>Thuốc Soranib IP 200mg Tablet IP điều trị ung thư gan
Tác dụng phụ của thuốc đích
Khi sử dụng các thuốc đích trong điều trị ung thư phổi và ung thư gan, tác dụng phụ thường ít hơn so với xạ trị và hóa chất. Tuy nhiên nó vẫn có những tác dụng phụ có thể gặp phải như:
Phản ứng dị ứng (bao gồm khó thở; có thắt khí quản; sưng môi, lưỡi, hoặc ở mặt; hoặc phát ban);
Vấn đề về phổi (khó thở, thở gấp, ho nhiều, sốt, đau ngực);
Buồn nôn, nôn, chán ăn, hoặc tiêu chảy nặng hoặc dai dẳng;
Đau hoặc ngứa mắt.
Các tác dụng phụ khác, ít nghiêm trọng hơn có thể xảy ra. Tiếp tục dùng Iressa và gặp bác sĩ nếu bạn gặp:
Buồn nôn nhẹ đến vừa, nôn mửa, chán ăn, hoặc tiêu chảy;
Phát ban da, khô da, ngứa, hoặc mụn trứng cá;
Suy nhược.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Hoặc theo thông tin từ bệnh viện Bạch Mai: Tác dụng phụ của Irssesa:Sau khi sử dụng Iressa 7-10 ngày bệnh nhân xuất hiện nổi ban da ở mặt.
Ung thư phổi có chữa được không?
Theo thống kê, bệnh ung thư phổi chỉ có khoảng 15% bệnh nhân là có cơ hội sống sót quá 5 năm, và đây chủ yếu là những trường hợp ung thư phổi lành tính. Bệnh nhân bị mắc ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn cuối, dù khối u đã di căn, nếu áp dụng đúng phác đồ điều trị thì cũng chỉ có thể kéo dài sự sống thêm khoảng 6-18 tháng.
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ thường phát hiện muộn bởi xuất hiện ít triệu chứng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp khác. Vì thế, bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ có thời gian sống ngắn hơn là bệnh nhân ung thư tế bào nhỏ.
Có khoảng 60-65 % ung thư phổi giai đoạn I sống được trên 5 năm, đến giai đoạn II khoảng 40-55% bệnh nhân, giai đoạn III và IV thời gian sống chỉ là khoảng 6 – 12 tháng.
Rất ít bệnh nhân có thể chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm thì bệnh nhân có thể kéo dài thời gian sống lên 5-10 năm.
Trước khi được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ xác định xem người bệnh mắc ung thư loại nào và mức độ của bệnh như thế nào. Việc xác định giai đoạn của bệnh là yếu tố then chốt giúp đưa ra hướng điều trị thích hợp hiệu quả nhất.
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ dù khó được chẩn đoán sớm, nhưng bệnh ít bị xâm lấn, có xu hướng phát triển bệnh chậm hơn. Do vậy nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu thì điều trị tích cực có thể mang lại cô hội chữa khỏi bệnh rất cao.
Chữa ung thư phổi bằng thuốc nam, chữa ung thư phổi bằng lá đu đủ?
Theo ý kiến cá nhân người viết, khi phát hiện ung thư người bệnh nên tuân thủ theo phương pháp điều trị tại bệnh viện được đưa ra bởi bác sĩ chuyên khoa ung bứu. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc nam, vì dùng thuốc nam có thể không có hiệu quả mà lại làm mất đi thời gian quý giá nếu có thể điều trị sớm bằng các phương pháp hiện đại tại viện
Ung thư gan có chữa được không?
Ung thư gan có thể chữa được nếu phát hiện sớm
Ung thư gan có thể được chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời bằng 2 phương pháp cấy ghép gan hoặc phẫu thuật cắt bỏ.
Phẫu thuật cắt bỏ: Phẫu thuật này nhằm cắt bỏ phần ung thư ra khỏi gan. Ung thư khu trú ở 1 phần của gan và phần còn lại có thể vẫn khỏe mạnh.
Cấy ghép gan: Nếu ung thư gan có ở cả 2 thùy gan hoặc gan không bị ung thư không khỏe thì không thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ được mà phải sử dụng phương pháp cấy ghép gan, có nghĩa là cắt bỏ toàn bộ gan và thay thế bằng nửa lá gan từ 1 người hiến tặng khỏe mạnh. Cấy ghép gan là phương án điều trị tốt nhất bệnh ung thư gan khi mà ung thư vẫn chưa di căn ra ngoài. Ở trung tâm Ung thư Gan tại bệnh viện Gleneagles, 85 % bệnh nhân cấy ghép gan được trông đợi sống trên 5 năm.
Tuy nhiên, ở hầu hết bệnh nhân ung thư gan trên thế giới, và nhất là riêng ở Việt Nam thì thường bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn muộn. Vì vâỵ 2 phương pháp trên thường không giải quyết được tận gốc. Vì vậy bệnh nhân vẫn được phối hợp với các phương pháp điều trị như xạ trị, hóa chất và sử dụng thuốc đích.
Chữa ung thư gan bằng thuốc nam
Theo ý kiến cá nhân người viết, khi phát hiện ung thư người bệnh nên tuân thủ theo phương pháp điều trị tại bệnh viện được đưa ra bởi bác sĩ chuyên khoa ung bứu. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc nam, vì dùng thuốc nam có thể không có hiệu quả mà lại làm mất đi thời gian quý giá nếu có thể điều trị sớm bằng các phương pháp hiện đại tại viện