Điều trị viêm gan C hết bao nhiêu tiền

  16/06/2017

Với những bệnh nhân mới được chuẩn đoán mắc bệnh viêm gan C mạn tính. Trong đầu bệnh nhân sẽ nảy sinh rất nhiều câu hỏi như:

Điều trị viêm gan C có khỏi hoàn toàn không

Thuốc điều trị viêm gan C mới nhất

Điều trị viêm gan C hết bao nhiêu tiền

Điều trị viêm gan C tốn kém không...

Để giúp bệnh nhân sáng tỏ những thắc mắc đấy bài viết xin được giải thích cặn kẽ từng vấn đề một để bệnh nhân hiểu rõ về bệnh viêm gan C

Viêm gan C là một bệnh gan do virus viêm gan C (HCV) gây nên: virus có thể gây ra cả viêm gan cấp và mạn tính, mức độ từ nhẹ đến nặng, có thể kéo dài một vài tuần đến suốt đời.
Virus viêm gan virus C (HCV) có thể gây ra cả nhiễm HCV cấp tính và mạn tính. Nhiễm HCV cấp tính thường không có triệu chứng và rất ít khi đe dọa tính mạng. Khoảng 15-45% số người bị nhiễm HCV cấp có khả năng loại bỏ hoàn toàn virus HCV trong vòng 6 tháng mà không cần điều trị.
Khoảng 80% số người nhiễm HCV sẽ phát triển bệnh viêm gan C mạn tính. Trong số những người bị nhiễm HCV mạn tính, nguy cơ xơ gan là 15-30% trong vòng 20 năm.

1. Viêm gan C có điều trị được không?

1.1. Bộ gen của HCV

Virus viêm gan C (HCV) thuộc loại virus RNA, nhỏ, sợi đơn, chuỗi dương và có vỏ bọc. Bộ gen của virus viêm gan C gồm 9,6 kb HCV là một thành viên của chi Hepacivirus trong họ Flaviviridae. HCV có 7 kiểu gen (genotypes), được gọi là các kiểu gen 1-7 (Nakano T, 2011 [7]). Các kiểu gen lại được chia thành nhiều phân nhóm (subtypes) với số lượng phân nhóm tùy thuộc vào kiểu gen. Ở Việt Nam, các genotype phổ biến là genotype 1 và genotype 6.

Thời gian bán hủy của các hạt virus trong huyết thanh là khoảng 3 giờ và có thể ngắn 45 phút. Ở người bị nhiễm HCV, khoảng 1012 hạt virus có thể được sản xuất mỗi ngày. Ngoài ra, để tái tạo trong gan, virus có thể nhân lên trong cả tế bào lympho.
Bộ gen và vai trò của các protein được mã hóa của HCV được thể hiện ở Hình 1.

1.2. Vòng đời của HCV

Vòng đời của HCV trong tế bào gan được chia là 7 bước: 1) Virus xâm nhập vào tế bào gan; 2) Nội thực bào; 3) Hòa màng và bỏ lớp vỏ; 4) Phiên mã từ HCV RNA và tổng hợp các protein nhờ hệ thống lưới nội bào của vật chủ; 5) Nhân bản RNA (+) (-) (+); 6) Tạo thành các tiểu phần virus; 7) Giải phóng virus vào máu tuần hoàn (Hình 2).

2. Tình hình nhiễm HCV trên thế giới và ở Việt Nam


Hiện nay trên thế giới có khoảng 130-150 triệu người bị nhiễm viêm gan C mạn tính (Mohd Hanafiah K, 2013 [6]). Một số lượng đáng kể những người bị nhiễm mạn tính có thể phát triển thành xơ gan hoặc ung thư gan. Tỷ lệ nhiễm HCV vào khoảng 3% dân số thể giới, trong đó 1-8% ở phụ nữ có thai và 0,05-5% ở trẻ em (Arshad M, 2011 [3]). Khoảng 500.000 người chết mỗi năm do các bệnh có liên quan đến viêm gan C.

Viêm gan siêu vi C có thể được phát hiện trên toàn thế giới. Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là Châu Phi và Trung Đông và Châu Á. Tùy thuộc vào quốc gia, nhiễm viêm gan C có thể được tập trung trong các quần thể nhất định (ví dụ, trong số những người tiêm chích ma túy); và / hoặc những quần thể chung. Có rất nhiều chủng (strains) (hoặc kiểu gen: genotypes) của virus viêm gan C và sự phân bố của chúng thay đổi theo từng vùng.
Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm HCV mạn là khoảng 1,0- 3,3%.

3. Viêm gan C lây qua đường nào?


Virus viêm gan C là loại virus lây theo đường máu. HCV được lây nhiễm phổ biến nhất qua các con đường:
- Tiêm chích ma túy sử dụng chung kim tiêm

- Cơ sở y tế do việc tái sử dụng hoặc khử trùng không đầy đủ các thiết bị y tế, đặc biệt là ống tiêm và kim tiêm

- Sự truyền máu và các chế phẩm máu chưa được sàng lọc

- HCV cũng có thể được lây truyền qua đường tình dục và có thể truyền từ mẹ sang con, tuy nhiên các phương thức lây truyền này ít phổ biến hơn.

- Viêm gan C không lây lan qua sữa mẹ, thức ăn hoặc nước hoặc qua tiếp xúc thông thường như ôm, hôn và chia sẻ thức ăn hoặc thức uống với người bị bệnh.

4. Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C 

Thời gian ủ bệnh của viêm gan C là từ 2 tuần đến 6 tháng. Viêm gan C có thể gây ra các triệu chứng cấp tính trong khoảng 15% số trường hợp (Maheshwari A, 2008 [5]). Những người có triệu chứng cấp tính có thể biểu hiện sốt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, nước tiểu sẫm màu, phân xám màu, đau khớp và hiếm khi có vàng da, vàng mắt. Khoảng 10-50% các viêm gan C cấp thường tự khỏi, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi và ở phụ nữ.
Khoảng 80% số người nhiễm HCV tiến triển bệnh viêm gan C mạn tính (Nelson PK, 2011 [8]) , bệnh cũng thường không được chẩn đoán vì nhiễm HCV mạn cũng thường không có triệu chứng cho đến nhiều năm sau khi triệu chứng phát triển và gan đã tổn thương gan nặng.

4.1. Các xét nghiệm
Chính vì viêm gan C thường không có hoặc có rất ít triệu chứng nên việc chẩn đoán nhiễm HCV cần phải dựa vào các xét nghiệm. Các xét nghiệm sử dụng để chẩn đoán nhiễm HCV cần được thực hiện theo 2 bước:
- Bước 1: Sàng lọc kháng thể kháng HCV (HCVAb hay Anti-HCV) với một xét nghiệm huyết thanh học để xác định những người đã bị nhiễm virus hay chưa.

- Bước 2: Nếu HCVAb dương tính, cần định lượng HCV RNA để xác nhận nhiễm HCV mạn tính vì khoảng 15-45% số người bị nhiễm HCV được khỏi bệnh một cách tự nhiên nhờ một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ của cơ thể mà không cần điều trị. Mặc dù không còn bị nhiễm bệnh, ở những người này kháng thể HCVAb vẫn còn và vì vậy vẫn dương tính. Các xét nghiệm này không có khả năng phân biệt giữa nhiễm HCV cấp và mạn tính (Alter MJ, 2007 [2]).

Sau khi một người đã được chẩn đoán nhiễm viêm gan C mạn tính, họ cần phải được đánh giá mức độ tổn thương gan (xơ hóa và xơ gan). Điều này có thể được thực hiện bằng cách sinh thiết gan hoặc thông qua một loạt các thử nghiệm không xâm lấn, ví dụ FibroScan.
Ngoài ra, những người này cần phải được xác định kiểu gen của virus viêm gan C. Có 6 kiểu gen của HCV và chúng đáp ứng khác nhau với điều trị.
Theo Luật NN và cs (2011) [4], genotype HCV thường gặp nhất ở khu vực Hà Nội là genotype 1 (69,44%), tiếp theo là các genotype gen 6 (25%) và 2 (5,56%), trong đó genotype 1 và 6 là genotype khó điều trị; subtype HCV thường gặp nhất là subtype 1b (44,44%), tiếp theo là các subtype 1a (25%), 6a (22,22%), 2a (22,22%) và 6c (2,78%), trong đó kiểu 1a là subtype khó điều trị, subtype 1b là subtype có nguy cơ ung thư tế bào gan cao.
Hơn nữa, một người có thể bị nhiễm nhiều hơn một kiểu gen. Mức độ tổn thương gan và kiểu gen của HCV được sử dụng để hướng dẫn các quyết định điều trị và quản lý bệnh. Trong quá trình điều trị HCV, còn cần phải theo dõi Tổng phân tích máu (đặc biệt chú ý đến số lượng bạch cầu, tiểu cầu), chứ năng thận (creatinin máu, tổng phân tích nước tiểu), đái tháo đường (Glucosse máu, HbA1c, Insulin), khả năng dị ứng (IgE, panel dị ứng), xơ gan (FibroScan), phát hiện sớm HCC (AFP, AFP-L3, PIVKA-II), …

4.2. Sàng lọc HCV
Việc sàng lọc HCV có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe mà có thể dẫn đến nhiễm virus và ngăn ngừa lây truyền của virus. WHO khuyến cáo cần sàng lọc cho những người có nguy cơ nhiễm virus. Nhóm người có nguy cơ lây nhiễm HCV bao gồm:
- Những người tiêm chích ma túy

- Những người cho máu và được truyền máu hoặc nhận các sản phẩm máu

- Trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm HCV

- Những người có quan hệ tình dục người nhiễm HCV

- Những người bị nhiễm HIV

- Những tù nhân hoặc người bị giam giữ trước đây

- Những người đã từng sử dụng thuốc nhỏ mũi

- Những người đã xăm hình trên da hoặc xỏ khuyên.

5. Phác đồ điều trị viêm gan C mới nhất 2018

Viêm gan C không phải lúc nào cũng cần điều trị vì sự đáp ứng miễn dịch ở một số người có thể giúp khỏi bệnh và ở một số người bị nhiễm HCV mạn tính không phát triển tổn thương gan. Mục tiêu của điều trị viêm gan C là để chữa khỏi bệnh. Tỷ lệ khỏi bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm chủng của virus và cách điều trị.
Hiệu quả điều trị viêm gan C đang thay đổi một cách nhanh chóng. Trước năm 2011, phương pháp điều trị bao gồm sự kết hợp của pegylated interferon alpha và ribavirin trong một khoảng 24 hoặc 48 tuần, tùy thuộc vào kiểu gen HCV, tỷ lệ đáp ứng bền vững đạt được từ 70 đến 80% đối với genotype 2 và 3 và 45-70% đối với kiểu gen 1 và 4. Tuy nhiên, việc điều trị bằng interferon và ribavirin có thể gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn và cần được theo dõi cẩn thận.
Ribavirin kháng virus bằng cách ức chế enzyme RNA-dependent RNA polymerase (RDRP), làm giảm GTP và làm tăng đáp ứng miễn dịch bằng cách làm tăng các TH1 cytokine. 
 Interferon kháng virus bằng cách ngăn cản virus xâm nhập vào tế bào gan, cản trở sự cởi bỏ lớp vỏ, làm giảm sự tổng hợp mRNA và các protein; interferon cũng có tác dụng làm tăng đáp ứng miễn dịch bằng cách hoạt hóa các macrophage, các tế bào giết tự nhiên và các tế bào T độc, đồng thời làm tăng sự thể hiện các protein trên bề mặt tế bào (Hình 3).

Hình 4. Cơ chế tác dụng của interferon và ribavirin.

Gần đây, các loại thuốc kháng virus mới đã được phát triển. Những loại thuốc này được gọi là thuốc kháng virus trực tiếp (direct-acting antiviral agents: DAA), hiệu quả hơn, an toàn hơn và dung nạp tốt hơn các thuốc điều trị cũ. Đáng chú ý là 2 thuốc: Ledipasvir (90 mg) có tác dụng ức chế protein NS5A (phosphoprotein) và Sofosbuvir (400 mg) có tác dụng ức chế protein NS5B (RNA polymerase). Hai thuốc Ledipasvir (90 mg) và Sofosbuvir (400 mg) có thể được hỗn hợp trong một viên thuốc với các tên thương mại là Ledvir hoặc Ledviclear.
Điều trị với hai thuốc này có thể chữa khỏi được hầu hết những người bị nhiễm HCV, thời gian điều trị nhanh hơn (thường là 12 tuần), an toàn hơn và giá thành thấp hơn.
Theo AASLD/IDSA HCV Guidance, 2016 [1]), một số thuốc mới và thời gian điều trị có thể sử dụng cho các genotype của HCV là như sau:
- HCV genotype 1a, 1b, 4, 5 hay 6, bệnh nhân mới, không xơ gan: Ledipasvir + Sofosbuvir hoặc Simeprevir + Sofosbuvir hoặc Daclatasvir + Sofosbuvir × 12 tuần.

- HCV genotype 1a, 1b, 4, 5 hay 6, bệnh nhân mới, xơ gan còn bù: Ledipasvir + Sofosbuvir

- HCV genotype 2, bệnh nhân mới: Sofosbuvir + Ribavirin × 12 tuần, nếu xơ gan còn bù × 12 tuần 16-24 tuần.

- HCV genotype 3, bệnh nhân mới và xơ gan còn bù: Sofosbuvir × 12 tuần

- HCV genotype 1a, 1b, 4, 5 hay 6, bệnh nhân đã điều trị thất bại với Peginterferon + Ribavirin, không xơ gan: Ledipasvir + Sofosbuvir hoặc Simeprevir + Sofosbuvir (chỉ đối với genotype 1a và 1b) hoặc Daclatasvir + Sofosbuvir (chỉ đối với genotype 1a và 1b) × 12 tuần.

- HCV genotype 1a, 1b, 4, 5 hay 6, bệnh nhân đã điều trị thất bại với Peginterferon + Ribavirin, xơ gan còn bù: với các genotype 1a, 1b và 4: Ledipasvir + Sofosbuvir + Ribavirin, với genotype 5 và 6: Ledipasvir + Sofosbuvir × 12 tuần.

- Ở bệnh nhân nhiễm HCV, xơ gan mất bù: Ledipasvir và Sofosbuvir + liều thấp của Ribavirin (600 mg, rồi tăng lên khi dung nạp) × 12 tuần hoặc Daclatasvir (60 mg) và Sofosbuvir + liều thấp của Ribavirin (600 mg, rồi tăng lên khi dung nạp) × 12 tuần. Nếu đã điều trị thất bại với Sofosbuvir : Ledipasvir và Sofosbuvir + liều thấp của Ribavirin (600 mg, rồi tăng lên khi dung nạp) × 24 tuần.

Sự điều trị HCV kết hợp Ledipasvir và Sofosbuvir cho tỷ lệ thành công 93-99%

Hình 5. Cơ chế tác dụng của một số thuốc kháng virus mới.
Một số kết quả mới về hiệu quả điều trị HCV với các thuốc tác dụng trực tiếp mới đã được công bố. Đối với các bệnh nhân nhiễm HCV genotype 1 chưa từng điều trị trước đó, việc điều trị bằng các thuốc chống HCV mới tỏ ra rất hiệu quả (Bảng 1) (Sadler MD and Lee SS, 2015 [9]).

SOF: sofosbuvir; LDV: ledipasvir; RBV: ribavirin; SIM: simeprevir; 3D: paritaprevir + ritonavir/ombitasvir/dasabuvir; SRV (sustained virologic response): đáp ứng bền vững.

Đối với các bệnh nhân nhiễm HCV genotype 1 đã từng điều trị thất bại trước đó với PEG và RBV, việc điều trị lại bằng các thuốc chống HCV mới cũng tỏ ra rất hiệu quả (Bảng 2) (Sadler MD and Lee SS, 2015 [9]).

6. Điều trị viêm gan C hết bao nhiêu tiền?

Hiện nay có rất nhiều thuốc điều trị viêm gan C và với giá thành cũng khác nhau. Bài viết chỉ đề cập đến một số thuốc và phác đồ điều trị thông thường để bệnh nhân ước chừng mình sẽ điều trị khỏi viêm gan C với chi phí bao nhiêu:

Với những bệnh nhân điều trị trong vòng 12 tuần: 

Nếu điều trị bằng thuốc Ledvir, Thuốc Virpas (giá khoảng 7.900.000/ hộp) chi phí điều trị tầm 23.70000.000

Nếu điều trị bằng thuốc xách tay của Ân Độ như: Thuốc Ledviclear, thuốc Hepcinat LP, thuốc Myhep Lvir... (giá thuốc tầm 5.500.000/ hộp) thì chi phí điều trị tầm 16.500.000

Với những bệnh nhân điều trị trong vòng 24 tuần thì lượng thuốc là gấp 2 lần

Ngoài Ledipasvir 90mg kết hợp Sofosbuvir 400mg thì còn có phác đồ điều trị kết hợp Daclatasvir 60mg và Sofosbuvir 400mg với giá thành 1 số sản phẩm như sau: Thuốc Natdac+ Thuốc Hepcinat, Thuốc Myhep+ Thuốc Tasvir, Thuốc Sofren+ Tasvir...

Với nhóm thuốc thế hệ mới nhất (Nhóm thuốc Velpatasvir 100mg kết hợp Sofosbuvir 400mg) điều trị viêm gan C tất cả các type và dùng được cho cả những bệnh nhân suy thận chúng ta hiện tại có các thuốc như Thuốc Myelpa (12.500.000/ hộp), Thuốc Velsof (12.500.000/ hộp), Thuốc Velasof, Thuốc Myhep All, Thuốc Velpaclear, Thuốc Velpanat (giá là 6.500.000/ hộp) và liệu trình điều trị là 3 hộp.

7. Phòng ngừa viêm gan C

7.1. Phòng ngừa ban đầu

Hiện không có vắc-xin viêm gan C nên việc ngăn ngừa viêm gan C phụ thuộc vào việc làm giảm nguy cơ phơi nhiễm virus trong các cơ sở y tế, ở các nhóm nguy cơ cao, ví dụ, những người tiêm chích ma túy và qua quan hệ tình dục.
Các cách can thiệp phòng ngừa nhiễm HCV ban đầu theo khuyến cáo của WHO gồm:
- Vệ sinh bàn tay: chuẩn bị tay phẫu thuật, rửa tay và sử dụng găng tay.

- Xử lý và tiêu hủy các vật sắc nhọn và chất thải một cách an toàn.

- Cung cấp các dịch vụ giảm tác hại một cách toàn diện cho những người tiêm chích ma túy bao gồm cả thiết bị tiêm chích vô trùng.

- Xét nghiệm máu để phát hiện viêm gan B, C, HIV và giang mai ở những người hiến máu

- Đào tạo cán bộ y tế.

- Khuyến cáo sử dụng bao cao su.

7.2. Phòng ngừa cấp 2 và 3

Đối với những người đã bị nhiễm virus viêm gan C, WHO khuyến cáo:
- Giáo dục và tư vấn về các lựa chọn cho việc chăm sóc và điều trị;
- Chủng ngừa các vaccin viêm gan A và B để ngăn ngừa đồng nhiễm các loại virus viêm gan để bảo vệ gan.
- Quản lý y tế sớm và thích hợp bao gồm điều trị kháng virus nếu phù hợp.
- Theo dõi thường xuyên để chẩn đoán sớm bệnh gan mạn tính.

6.3. Sàng lọc, chăm sóc và điều trị người nhiễm viêm gan C

Tháng Tư năm 2014, WHO đưa ra "Hướng dẫn sàng lọc, chăm sóc và điều trị các bệnh nhân viêm gan C".
Đây là những hướng dẫn đầu tiên để đối phó với điều trị viêm gan C được WHO đưa ra và bổ sung hướng dẫn hiện hành về phòng, chống lây truyền của các virus từ máu, trong đó có HCV.
Các hướng dẫn này giúp các nhà làm chính sách, các quan chức chính phủ và những người có trách nhiệm khác làm việc ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình phát triển các chương trình sàng lọc, chăm sóc và điều trị người nhiễm HCV, đồng thời giúp mở rộng hơn nữa các dịch vụ điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm HCV.
KẾT LUẬN
1. HCV thuộc loại virus RNA, nhỏ, sợi đơn, chuỗi dương và có vỏ bọc. Bộ gen của virus viêm gan C gồm 9,6 kb. HCV có 7 kiểu gen (genotypes).
2. Viêm gan C do virus viêm gan C (HCV) gây nên. Hiện nay trên thế giới có khoảng 130-150 triệu người bị nhiễm viêm gan C mạn tính, gây nên hoảng 500.000 ca tử vong mỗi năm.
3. Virus viêm gan C lây theo đường máu và dịch.
4. Các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HCV gồm HCVAb, HCV RNA và HCV genotype (hoặc suptype).
5. Đến nay, các thuốc kháng HCV mới có khả năng chữa khỏi 93-99% số người bị viêm gan C mạn.
6. Hiện chưa có vaccin phòng viêm gan C, tuy nhiên việc phòng ngừa có thể giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm.

7. Tham khảo thêm các thuốc điều trị viêm gan C tại đây:

>>>>Thuốc Ledvir điều trị viêm gan C

>>>>Thuốc Hepcinat LP điều trị viêm gan C

>>>>Thuốc Myvelpa điều trị viêm gan C

>>>>Thuốc Velsof điều trị viêm gan C

>>>>Thuốc Velpanat điều trị viêm gan C

Tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ về Viêm Gan C

 

Các câu hỏi liên quan:

dieu tri viem gan c ton bao nhieu tien, thuoc dieu tri viem gan c tot nhat hien nay, phác đồ điều trị viêm gan c, chi phi dieu tri viem gan c, thuốc chữa viêm gan c giá rẻ, viêm gan c sống được bao lâu, viêm gan c có chữa được không

Bình luận

Hà Nội: Số 45C Ngõ 143/34 Nguyễn Chính Quận Hoàng Mai Hà Nội
TP HCM: Số 184 Lê Đại Hành P15 Quận 11
Đặt hàng: 0972945305/ Tư vấn: 0906297798
Hotline: 0869966606